Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
TQ phản ứng khi chiến hạm Anh hùng dũng tiến vào Biển Đông
Tàu tấn công đổ bộ có trọng tải 22.000 tấn HMS Albion mang theo một đội Thủy quân lục chiến của Hoàng gia Anh hồi tuần trước đã tiến vào gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông. Động thái này khiến Trung Quốc nổi giận phản ứng, bởi Bắc Kinh đang tham lam đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

 


 



Chiến hạm của Anh đã đi qua quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi trên đường đến thăm thành phố Hồ Chí Minh trước khi tiến đến triển khai ở Nhật Bản vào đầu tuần này.


Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng lên tiếng phản ứng, miêu tả hành động của Anh là “khiêu khích” và đã gửi văn bản phản đối đến giới chức Anh. Bắc Kinh còn phái một tàu khu trục và hai trực thăng đi đối đầu với Anh. Tuy nhiên, cả hai đã giữ được sự kiềm chế.


Anh lập tức có câu trả lời. London khẳng định chiến hạm của họ đang thực thi “quyền tự do hàng hải” khi đi qua quần đảo Hoàng Sa để đến thành phố Hồ Chí Minh trước khi được triển khai đến Nhật Bản.


Chiến hạm Albion của Anh không đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà chỉ đi vào khu vực trong phạm vi 12 hải lý so với quần đảo này.


Động thái của Anh chứng tỏ một điều nước Anh không thừa nhận đòi hỏi chủ quyền tham lam và thái quá của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa - một quần đảo vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.


Trước đó, hồi tháng Sáu, Hải quân Mỹ cũng từng phái hai chiếc chiến hạm đi vào khu vực nằm trong phạm vi 12 hải lý so với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng hơn một tàu chiến để thực hiện chiến dịch tự do hàng hải - một chiến dịch nhằm khẳng định quyền được đi lại tự do ở các vùng lãnh hải quốc tế.


Trung Quốc đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông. Trong một động thái làm đẩy cao căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc mới đây đã cho triển khai các tên lửa đất đối không, đất đối hạm và hệ thống làm nhiễu điện tử đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc ngay lập tức bị phản ứng.


Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.


Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.


Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này.


Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống.


Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiệp định, Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam và trong thời hạn thỏa thuận giữa các bên. Phù hợp với Hiệp định Giơ-ne-vơ, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Giơ-ne-vơ 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    TQ tức tối khi tàu chiến Anh áp sát Hoàng Sa (08-09-2018)
    Philippines cứng rắn với TQ vấn đề hạt nhân và chủ quyền (07-09-2018)
    Philippines cự tuyệt TQ hỗ trợ cứu chiến hạm mắc cạn trên Biển Đông (05-09-2018)
    Vành đai và Con đường: "Bữa trưa không miễn phí" nhưng thực khách đều đã mắc nghẹn (04-09-2018)
    Mỹ, Nhật "động thủ" khiến Trung Quốc "toát mồ hôi hột" (02-09-2018)
    Đã đến lúc ASEAN không thể ngồi nhìn cuộc khủng hoảng Rohingya (01-09-2018)
    Pháp đang sát cánh với Mỹ kiềm chế TQ ở Biển Đông (31-08-2018)
    TQ muốn soán ngôi Mỹ ảnh hưởng tại Trung Đông? (30-08-2018)
    Mối lo Trung Quốc đặt tiền đồn ở Manus (30-08-2018)
    TQ toan tính trở thành cường quốc không quân hải quân như thế nào? (29-08-2018)
    Biển Đông: ASEAN còn 1 lựa chọn duy nhất (27-08-2018)
    Biển Đông liệu có trở thành ‘ao nhà’ của Trung Quốc? (26-08-2018)
    Ấn Độ đang tích cực thể hiện vai trò trong vấn đề Biển Đông (25-08-2018)
    Phản ứng của Việt Nam về khả năng Trung Quốc điều vũ khí hạt nhân ra biển Đông (23-08-2018)
    Ông Tập Cận Bình nên thay đổi (22-08-2018)
    Mục đích của TQ khi thừa nhận quân sự hóa Biển Đông (21-08-2018)
    Mỹ, Philippines vẫn tuần tra bất chấp cảnh báo của Trung Quốc (14-08-2018)
    Hải quân Mỹ nên lập ‘điểm thắt nút’ ở biển Hoa Đông để vây Trung Quốc (13-08-2018)
    Trung Quốc kiếm lời từ hoạt động phi pháp ở Biển Đông (10-08-2018)
    Trung Quốc e ngại khu trục hạm mới của Nhật đi qua Biển Đông (08-08-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152964814.